The Girl with Dragon Tattoo (2011)
Đạo diễn: David Fincher
Kịch bản: Steven Zaillian, Stieg Larsson
Trong khoảnh khắc cả gia đình đang bối rối và lo lắng cho cô cháu gái Harriet vừa bị mất tích chưa lâu, thì Anita, cô chị họ của Harriet vội vã lái xe thoát ly khỏi gia đình tài phiệt của mình mang theo 1 bí mật lớn nhất và cô không bao giờ trở lại gia đình Vanger …
Đã 40 năm kể từ khi Anita lái xe khỏi gia đình giàu có của mình, chú Henrik của cô, cũng là trụ cột của gia đình Vanger quyết định mời 1 thám tử điều tra về cái chết và tìm hung thủ giết cô cháu gái Harriet của ông. Sự sao nhãng và vô ý của Henrik ngay trước ngày Harriet mất tích là điều hối hận lớn nhất của Henrik, nó khiến lương tâm ông bị cắn rứt khi nhìn những món quà của cô cháu gái Harriet và thúc giục ông tìm ra sự thật…
Vụ án xoay quanh sự mất tích hơn 40 năm của Harriet Vanger
Từ 1 lời nhắc nhở vô tình của cô con gái về kinh cựu ước, Mikael dần khám phá ra những bí mật kinh hoàng của sứ sở Hedestad lạnh lẽo nơi phía bắc Thụy Điển, những tội ác dã man đã bị chôn vùi đằng sau gia đình tài phiệt Vanger…
Nội dung chính của “The Girl with Dragon Tattoo” là về vụ mất tích của Harriet và quá trình điều tra, phá án của Mikael. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên và sẽ rất hồi hộp khi xem phim, bởi nó là sự kết hợp đầy chặt chẽ giữa thể loại hình sự và kinh dị bí ẩn (Crime/Mystery) . Nếu ai đã từng xem Se7en thì sẽ hiểu được cảm giác hồi hộp mà tôi nói đến, 1 sự hấp dẫn bởi kịch tính của bộ phim, bởi những bí mật kinh hoàng dần dần phơi bày, tuy nghĩ đó là hướng đi đúng, nhưng vẫn thiếu sót 1 cái gì đó, rồi cái giá phải trả khi đến quá gần sự thật.
Phải nói rằng phim của David Fincher luôn luôn khiến người xem phải suy luận, và ông đặc biệt hay chơi trò ú tim với khán giả với cái kết luôn đầy bất ngờ. Với 1 kịch bản hay như The girl with Dragon Tattoo , tôi nghĩ Fincher đặc biệt phù hợp để tạo nên sự gay cấn kịch tính cho bộ phim, tạo ra thành công cho bộ phim.
1 bộ phim kịch tính với kết thúc đầy bất ngờ
Về kịch bản, quay phim và dựng cảnh
Bộ phim được dựng lại dựa trên cuốn đầu tiêu của bộ ba tiểu thuyết Millenium nổi tiếng của Sieg Larsson. Rất tiếc vì tôi chưa đọc bộ tiểu thuyết này, nhưng với tất cả những gì bộ phim thể hiện, tôi cho rằng phần screenplay của Steven Zaillian đã thực hiện quá tốt, cộng với tài năng của Fincher trong các bộ phim thể loại tội phạm, tôi tin rằng The Girl with Dragon Tattoo xứng đáng là 1 trong những bộ phim hay nhất trong năm qua và chắc chắn trong tương lai người ta sẽ còn nhớ và bàn luận về nó như 1 bộ phim để đời của Fincher.
Tôi nhớ lại 1 nhận định trong một bộ tiểu thuyết trinh thám tôi đã từng đọc cho rằng: Những tội phạm ác độc nhất, kinh khủng nhất thường xảy ra ở vùng nông thôn, không phải trong các con hẻm khu ổ chuột ở thành phố, mà chính ở nơi hẻo lánh nhất, trong các căn hầm, khi mà tiếng hét, tiếng kêu la của nạn nhân không được nghe thấy. (nhớ không nhầm thì là Sherlock Holmes )
Ở xứ Hedestad lạnh giá miền bắc Thụy Điển, trong gia đình Vanger nổi tiếng với tập đoàn gia đình lớn nhất nước, tồn tại đâu đó những bí mật chưa được phơi bày. 1 kẻ sát nhân hang loạt sau khi hãm hiếp thường giết chết nạn nhân 1 cách ghê rợn và trừng phạt họ dựa vào các tội lỗi được ghi chép trong kinh Thánh …nhưng tất cả những chuyện này liên quan gì đến vụ mất tích của Harriet?
Trước đó, ở thủ đô Stockholm, nơi Lisbeth Salander đang cố gắng thoát khỏi sự bảo trợ của chính phủ, cố gắng lấy được những quyền cơ bản của 1 công dân. Cô có 1 trí thông minh siêu việt, cũng là 1 hacker chuyên nghiệp và hứng thú với việc điều tra, tuy nhiên cuộc sống của Lisbeth không hề dễ dàng, nhất là khi phụ thuộc vào quỹ bảo trợ. 1 buổi tối khó quên của Lisbeth khi cô đánh giá sai tình hình và lãnh hậu quả khủng khiếp có thể làm bất cứ cô gái nào rơi vào trạng thái trầm cảm và khủng hoảng.
Lisbeth (Rooney Mara)sau buổi tối kinh hoàng ở nhà riêng của Bjurman
Đạo diễn Fincher đã dựng nên 1 bộ phim hình sự đầy kịch tính, và cực kì lôi cuốn người xem. Ngay từ những phút mở đầu, đoạn giới thiệu phim và nhân vật đã khiến người xem lạc vào không khí nặng nề của 1 bộ phim tội phạm. Tôi thực sự ấn tượng với đoạn vào phim của The Girl with Dragon Tatto, với 1 số hình hài nhân vật lúc đang xuyên qua nhau, lúc thì hòa quyện , lúc thì xâu xé nhau, 1 bản nhạc nền ồn ào, trong tiếng guitar điện, vocalist hát như đang thiêu đốt cùng tiếng gào rú của 1 cô gái khiến người xem liên tưởng nội dung của phim: Án mạng, và tình dục ?
Tiếp theo là các tình tiết tội phạm trong phim, những cảnh lạm dụng và hãm hiếp của tên với Lisbeth, cảnh Lisbeth trả thù được thể hiện 1 cách trần trụi, với những cảnh quay khiến người xem nóng mặt, có thể vì cảnh quay quá rõ ràng và vì nó phũ phàng. Nhưng cách trả thù của Lisbeth cũng tàn nhẫn không kém, và có thể sẽ khiến bạn sẽ sởn gai ốc khi xem, 1 cách tàn nhẫn và điên khùng.
Nói về vụ Harriet, khi cả Lisbeth và Mikael cùng điều tra, những bí ẩn dần dần được lộ rõ với sự sắc sảo của Mikael và trí thông minh và trình độ chuyên nghiệp của Lisbeth cộng thêm 1 chút may mắn, bí mật về Harriet cùng gia đình ngày càng lộ rõ, và cuối cùng khi cả 2 qua 2 hướng điều tra khác nhau đã cùng đưa đến 1 kết quả duy nhất và có vẻ như hung thủ thực sự đã lộ diện, kèm theo hồ sơ về 1 kẻ giết người hàng loạt nữa cũng mang họ Vanger…
Thêm 1 kẻ giết người hàng loạt mang họ Vanger ??
Về diễn xuất
The Girl with Tattoo Dragon có khá nhiều nhân vật và có thể nó gây chút bối rối cho người xem khi xem lần đầu, việc thể hiện toàn bộ nội dung và nhân vật của 1 cuốn tiểu thuyết trinh thám với giới hạn thời gian eo của 1 bộ phim điện ảnh không bao giờ là điều dễ dàng.
Fincher đã khôn khéo trong việc cân bằng thời gian trong các cảnh quay với thời gian xuất hiện của từng nhân vật, và gói gọn cuốn tiểu thuyết vào 150 phút của phim.
Các nhân vật vào vai các thành viên trong gia đình Vanger chỉ xuất hiện khá ngắn, và cân bằng, tôi nghĩ chính sự cân bằng này đem lại sự hồi hộp cho bộ phim vì nó không thể đưa ra các tình huống giả thiết cho người xem.
2 sự đánh lừa từ Martin Vanger và Anita Vanger, 2 vai diễn thực sự tốt trong toàn bộ gia đình, với diễn xuất 2 mặt của từng người… tôi sẽ để các bạn khám phá nó trong bộ phim.
2 nhân vật chính của phim là Mikael và Lisbeth do Daniel Craig và Rooney Mara vào vai.
Với Daniel Craig thì tôi thực sự không hài lòng lắm với vai Mikael của anh, cũng có thể là do ý của đạo diễn nhưng tôi thấy Mikael trong phần lớn thời gian không thực sự đóng vai trò thám tử, ai đã xem Quantum of Solace và Casino Royal thì sẽ phải tạm quên hình ảnh mạnh mẽ và tinh ranh, đầy hấp dẫn của James Bond và làm quen với 1 Daniel Craig khá mới, không mạnh mẽ, thiếu hấp dẫn,khá già và chậm chạp trong The Girl with Dragon Tattoo, tôi thắc mắc không biết có phải do nhân vật Mikael mà Daniel buộc phải vào vai như thế hay Daniel đóng thực sự chưa đạt nhưng dù sao nó cũng là ý kiến cá nhân có lẽ đã quen với hình ảnh James Bond của Daniel.
Mikael (Daniel Craig) trong phim.
Trước nay vẫn nghĩ rằng cô ấy đang là lớp diễn viên khá non và chưa thể vào các vai chính trong những phim bom tấn như thế này nhưng sau khi xem diễn xuất của Rooney Mara trong The Girl with Dragon Tattoo tôi đã phải thay đổi suy nghĩ của mình.
Về hình tượng của Lisbeth trong phim là 1 cô gái lưỡng tính và là 1 hacker chuyên nghiệp, và có tài điều tra, ăn mặc theo kiểu thời trang Gothic. Mara đã vượt qua 2 nữ diễn viên gạo cội ở Hollywood là Natalie Portman, và Scarlett Johansson để giành được vai Lisbeth, và theo 1 số thông tin từ wiki thì Mara phải cắt mái tóc dài và nhuộm đen tóc, tẩy trắng lông mày, và phải “khoan” vài lỗ trên cơ thể,cá nhân tôi thấy Mara trong phim khá ốm so với những vai diễn trước đây trong Social Network và A Nightmare on Elm Street.
Rooney Mara đã thể hiện nhân vật Lisbeth rất thành công, với diễn xuất chân thật và có phần táo bạo đã tạo nên 1 Lisbeth cá tính, lạnh lùng, và mạnh mẽ. Bằng đôi mắt sắc sảo của mình, Mara đã thể hiện sự lạnh lùng của Lisbeth qua đôi mắt sắc lạnh, cái nhìn đầy thù hận và lãnh đạm, và gương mặt không cảm xúc càng tăng thêm phần lạnh lùng cho nhân vật, rồi đến khi chứng kiến màn trả thù của Lisbeth chúng ta càng thấy rõ nét sát thủ trên gương mặt của người đẹp này.
1 số cảnh nhạy cảm trong phim Lisbeth thể hiện thực sự rất chân thật, như cảnh cô giãy dụa khi bị làm nhục…
Lisbeth (Rooney Mara) trong phim: cô nàng lưỡng tính
Nhạc phim
Thêm 1 lần nữa tôi lại nhắc lại sự tương đồng của The Girl with Dragon Tattoo và Se7en, khi mà nhạc nền đẩy kịch tính của phim đến cao nhất, thêm vào đó là bản nhạc cực kì ấn tượng của đoạn mở đầu phim. The Girl with Dragon Tattoo sử dụng nhạc nền khá nhiều, trong 1 phim điều tra lôi cuốn và kịch tính như vậy thì những bản nhạc trầm, chậm rãi trôi qua mang đến cảm giác rùng rợn và nghẹt thở trong mỗi cảnh điều tra, khi thì thôi thúc bằng tiếng nhạc nhanh và dồn dập trong những cảnh rượt đuổi, và có những giọng nữ cao và trong vắt cho người xem cảm giác như đang ở trong 1 thánh đường nơi tội lỗi bị phơi bày.
Tuy phim không sử dụng nhiều đoạn nhạc memorable, nhưng theo tôi những đoạn nhạc nền trong phim rất thích hợp cho phim thể loại điều tra hình sự như thế này.
Cuối cùng,tôi muốn nói đến những yếu tố làm nên thành công của The Girl with Dragon Tatto, là kịch bản, quay phim, diễn xuất, và nhạc nên, tất cả tuy không ở mức quá xuất sắc nhưng khi hòa hợp lại , nó tạo nên 1 bộ phim xuất sắc. Và tôi tin The Girl with Dragon Tattoo xứng đáng là 1 bộ phim để đời của David Fincher và đây là 1 bộ phim có giá trị xem lại.
Đăng nhận xét